Chiếc bát giá 21 tỉ và 'kho báu' thời Nguyễn - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Chiếc bát giá 21 tỉ và 'kho báu' thời Nguyễn
Cuối tháng 6/2022, nhà đấu giá Gazette Drouot (Pháp) đă đấu giá thành công chiếc bát ngọc của vua Tự Đức với giá gần 21 tỉ đồng.


Các chi tiết tạo tác cực kỳ tinh tế.

Phiên đấu giá “Bộ sưu tập Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam - Mỹ thuật châu Á” diễn ra tại Pháp khiến nhiều nhà sưu tập quốc tế sửng sốt về “kho báu ngọc” của Việt Nam.

Ngọc báu trời cho

Nhà đấu giá Gazette Drouot cho biết, chiếc bát ngọc có đường kính 14,5 cm, cao 6,2 cm, với phần miệng bằng vàng. Bát làm bằng ngọc bích, phần thân khắc nổi hai con rồng đang bay lượn trên mây t́m ngọc thiêng. Phía ngoài của đáy bát có dấu triện “Tự Đức niên tạo”.

Mức giá khởi điểm của chiếc bát ngọc được cho của vua Tự Đức có giá khởi điểm 30.000 - 50.000 euro (735 triệu - 1,2 tỉ đồng). Tại phiên đấu, qua nhiều lần trả giá, một nhà sưu tầm đă mua chiếc bát ngọc này với giá 845.00 euro (gần 21 tỉ đồng).

Nhà nghiên cứu cổ vật Trần Đức Anh Sơn cho rằng, cổ vật thời Nguyễn, bất kỳ chất liệu ǵ cũng đang được giới sưu tầm thế giới đặc biệt quan tâm và mua bán với giá cao bất ngờ. Đây là tín hiệu vui cho những nhà sưu tầm đang sở hữu cổ vật thời Nguyễn.

Theo ông Sơn, Việt Nam đang sở hữu “kho báu ngọc” - được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây cũng là bảo tàng sở hữu nhiều cổ vật thời Nguyễn giá trị nhất. Trong đó, cổ ngọc thời Lê - Nguyễn chiếm số lượng lớn nhất trong sưu tập.

Ngoài phần sưu tầm trước năm 1954 của Bảo tàng Louis Finot, phần chủ yếu có nguồn gốc từ cung đ́nh Huế. Đây là cổ ngọc nằm trong số bảo vật triều Nguyễn được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tiếp nhận sau Cách mạng Tháng 8/1945.

Nhóm cổ ngọc đặc biệt quan trọng là 18 chiếc ngọc tỷ bao gồm 2 chiếc thuộc thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 18); 3 chiếc đời vua Minh Mạng; 3 chiếc đời vua Thiệu Trị; 2 chiếc đời vua Tự Đức; 2 chiếc đời vua Khải Định và 6 chiếc thuộc loại “đồ thư văn bảo”. Những ngọc tỷ này được chạm khắc, mài giũa bằng nhiều loại ngọc khác nhau, với các màu sắc ngọc xanh sẫm, ngọc xanh nhạt hay ngọc trắng.


Bát ngọc của vua Tự Đức được đấu giá gần 21 tỉ.

Ngọc tỷ truyền quốc

Trong số bảo vật tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, đáng chú ư nhất là ngọc tỷ “Vạn thọ vô cương”. Tương truyền do một người dân đào đất t́m được đem dâng lên vua Minh Mạng. Vua cùng triều thần vô cùng mừng rỡ, lập tức xuống chỉ cho dùng ngọc tỷ này đóng lên các ân chiếu, cáo văn khánh tiết trong lễ vạn thọ.

Nhiều câu chuyện trong sử cũ c̣n lưu truyền về việc người dân t́m được ngọc quư dâng lên nhà vua như năm 1837, có người dâng viên ngọc trắng lên vua Minh Mạng, nhà vua sai làm ngọc tỷ “Hành tại chi tỷ”. Năm Minh Mạng 20 (1839), đúng khi vương triều đổi quốc hiệu là Đại Nam, lại có người dân dâng ngọc quư. Nhà vua liền ra lệnh cho khắc ngọc tỷ “Đại Nam thiên tử chi tỷ”.


Ấn ngọc triều Nguyễn.


Với nhiều loại ngọc quư màu sắc khác nhau, Việt Nam đang sở hữu số lượng ngọc vô cùng đa dạng.


Ấm ngọc trắng, miệng - nắp bịt vàng.

Năm 1844, vua Thiệu Trị nhận được từ người dân dâng lên 2 viên ngọc quư, nhà vua liền ra lệnh khắc 2 ngọc tỷ, hoàn thành ngay trong năm ấy - là ngọc tỷ “Thần hàn chi tỷ” và “Đại Nam hoàng đế chi tỷ”.

Đặc biệt là vào năm Thiệu Trị 6 (1846), có người dâng lên vua một viên ngọc cực lớn, vốn là sản vật của núi ngọc huyện Ḥa Điền vùng đất Quảng Nam. Vua mừng rỡ sai quan Hữu tư giũa mài thành ngọc tỷ, một năm sau th́ xong. Đó là ngọc tỷ “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ”.

“Những ngọc tỷ đó chẳng những là những bảo vật truyền quốc, mà c̣n khẳng định nguyên liệu ngọc quư đă t́m được ở Việt Nam. Đồng thời chứng minh tài năng và kỹ thuật tạo tác do nghệ nhân cung đ́nh Huế thực hiện”, ông Sơn cho biết.

Trong sưu tập bảo vật triều Nguyễn, có nhiều loại h́nh đáng chú ư không chỉ phản ánh kỹ thuật tinh tế, mà c̣n thể hiện sự khéo léo khi kết hợp giữa ngọc với vàng, bạc, đồi mồi. Bảo kiếm của vua cùng với “kim ngọc bảo tỷ” là biểu trưng cao quư nhất cho quyền lực quốc gia.

Chuôi kiếm được tạo từ ngọc trắng xanh, cùng với vàng chạm, đúc h́nh rồng mây. Bốn chiếc vương miện của hoàng đế triều Nguyễn mà Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mới phục hồi cũng là minh chứng sinh động về việc sử dụng ngọc trang trí trên mũ.

Những đài thờ, chậu ngọc cũng là loại vật dụng điển h́nh của cung đ́nh Huế. Chẳng hạn chậu ngọc trắng xanh, miệng loe bịt vàng, trang trí nổi h́nh 2 con dơi ngậm chữ Thọ tṛn, trên nền mạng kim quy cẩn đá nhiều màu.

Những chiếc thẻ như ư trắng xám, không chỉ là vật trang trí, mà c̣n là vật biểu trưng quyền quư nơi hoàng cung. Thẻ được tạo tác h́nh lá đề, hoa sen và cây cỏ tự nhiên hay h́nh con dơi và song ngư, con dơi ngậm tiền.

Phiến ngọc “Ngự diên văn bảo” h́nh chữ nhật có diềm khung nổi chạm hồi văn chữ S đầu vuông. Phiến ngọc tạo bằng ngọc trắng xám, diềm 4 góc và xung quanh chạm h́nh bướm, hoa dây.

Trong diềm chạm 2 h́nh rồng uốn ḿnh, đầu ngẩng cao chầu viên bảo ngọc. Chính giữa phiến ngọc khắc nổi 4 chữ triện “Ngự diên văn bảo”. Phiến ngọc này hẳn đă được dùng đặt ở nơi Văn thư pḥng - là nơi cơ mật của vua nhà Nguyễn.

Đa dạng bảo ngọc

Đáng chú ư trong sưu tập bảo vật triều Nguyễn c̣n có nhóm cổ ngọc thuộc Văn pḥng tứ bảo. Đó là những vật biểu trưng cho sự sang trọng, tao nhă của bậc quyền quư. Đáng kể nhất là những chiếc nghiên ngọc dùng để mài mực, mài son của vua và quan lại. Chất liệu ngọc dùng chế tác nghiên là loại ngọc xanh ghi, ngọc trắng và ngọc điểm vân xanh.

Trong số những nghiên ngọc này, 4 chiếc có minh văn khắc trên vỏ hộp đựng nghiên hay khắc trực tiếp lên nắp nghiên. Minh văn cho biết chiếc nghiên thứ nhất tạo tác vào năm Tân Sửu, năm đầu niên hiệu Thiệu Trị (1841) với ḍng chữ “Ngự chế châu nghiễn thi nhất thủ”.

Ngoài ra, nhóm nghiên mực c̣n có loại nghiên ngọc trắng tạo h́nh bầu dục, mặt trên khắc h́nh chim phượng x̣e cánh. Nghiên ngọc màu trắng xanh điểm vân xanh tạo h́nh theo chiếc lá đào, lưng có gân lá. Mặt nghiên khắc ô chứa mực h́nh bông hoa 4 cánh. Trong thành phần của bộ Văn pḥng tứ bảo c̣n có các loại h́nh khác như gác bút, thủy tŕ, hộp các loại, ống bút, quản bút.

Bộ đồ ăn trầu trang trí phượng có thể xem là một nhóm cổ ngọc hết sức đặc sắc. Theo nguồn gốc ghi trong sưu tập, bộ đồ trầu gồm có 1 khay, 1 ống nhổ và 2 chiếc hộp. Tất cả đều chế bằng loại ngọc trắng xanh và ngọc xanh celadon có kết hợp với vàng và đồi mồi.

Khay trầu h́nh vuông, 4 mặt chạm khắc giống nhau, thành bên trong lót đồi mồi, thành ngoài chạm khắc 2 chim phượng chầu mặt nguyệt, xung quanh diềm hoa chanh, 3 h́nh con dơi và hoa lá. Gờ miệng khay bịt vàng. 4 góc chạm h́nh phượng đứng bằng vàng, cẩn hạt đá sapphire.

Hai chiếc hộp đựng trầu cau, h́nh trụ có nắp và một ngăn giữa tương tự kiểu dáng các hộp trầu bằng vàng, bạc, đồng hay hộp trầu sứ hoa lam Huế. Riêng nắp hộp to có núm h́nh nụ hoa bằng vàng gắn hạt sapphire ở giữa. Xung quanh nắp khắc bầu rượu, xênh, khánh ngọc theo đề tài bát bảo của đạo Lăo. Xung quanh thành ngoài hộp chạm 3 h́nh chim phượng bay.

Nếu giả thiết rằng, trang trí h́nh chim phượng trên các đồ vật thuộc về Hoàng hậu th́ chắc hẳn bộ đồ ăn trầu hiếm quư này đă được dùng trong phủ của các bà thuộc Hoàng cung triều Nguyễn.

Một nhóm đồ chế tác bằng ngọc kim sa như b́nh treo có nắp, quanh thân chạm h́nh rồng. Cối và chày giă trầu được tạo tác kết hợp với vàng. Đặc biệt, chuôi ấn “Khải Định Đại Nam hoàng đế” cũng được chế tạo bằng ngọc kim sa.

Thuộc nhóm chén trà ngọc trắng xanh c̣n có những kiểu dáng khác như chén hạt mít, tuy không trang trí hoa văn nhưng rất đều nhau. Chén và đĩa ngọc trắng xanh tạo dáng bông sen và lá sen. Chén miệng loe, ngọc trắng xanh có 2 tai rồng.

Có bộ đĩa chén ngọc trắng xanh, xung quanh chén và trong ḷng đĩa chạm khắc h́nh phượng bay trong mây. Bộ tách có nắp và đĩa ngọc trắng chạm khắc chữ Thọ tṛn. Có loại tách, được tạo tác từ các chén ngọc, viền miệng bịt vàng và quai tạo thêm bằng vàng. Trên phần trang trí quai và quanh chén là băng hồi văn như ư và h́nh rồng mây, kiểu rồng đuôi xoáy.

TinNhanh247
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 08-12-2022
Reputation: 13536


Profile:
Join Date: Oct 2014
Location: GB
Posts: 31,423
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	fb75ede13aa3d3fd8ab2.jpg
Views:	0
Size:	25.2 KB
ID:	2096293  
TinNhanh247_is_offline
Thanks: 16
Thanked 1,584 Times in 1,438 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10 Post(s)
Rep Power: 41 TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:18.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08590 seconds with 12 queries