Nơi nghỉ chân cuối đường ở đời người (hospice) - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nơi nghỉ chân cuối đường ở đời người (hospice)

(Minh họa)

Hospice là một danh từ khó tìm chữ Việt để dịch cho sát nghĩa. Định nghĩa ban đầu của nó: nhà nghỉ chân cho khách qua đường. Vâng, đây là nơi nghỉ ở cuối con đường đời, giai đoạn mà ai cũng phải trải qua mặc dù khi nhắc đến thì ai cũng không muốn nói ra. Chúng ta có thể tạm dịch hospice là sự chăm sóc dành cho những người không còn sống bao lâu nữa, mục đích là làm phần cuộc đời còn lại này dễ chịu đựng hơn, cũng như phần tâm linh được thanh thản hơn.

Nếu bạn hoặc người thân bị một căn bệnh ở "giai đoạn cuối cùng", đã hết cách chữa trị, đây là lúc nên tìm đến nơi nghỉ chân cuối đường tức là "hospice". Chúng ta nên tìm hiểu về cách thức hoạt động của hospice và cách để biến hospice là nơi có được sự thoải mái và hỗ trợ cần thiết cho mình hoặc người thân cũng như gia đình và bạn bè.

Chăm sóc cuối đời (hospice) là gì?
Chăm sóc hospice dành cho những người đang đi đến cuối đời người. Dịch vụ chăm sóc người sắp chết này được cung cấp bởi một nhóm y tế chuyên môn nhằm đem đến sự dễ chịu cho một người bị bệnh nan y bằng cách giảm đau và đáp ứng các nhu cầu về vật chất, tâm lý, xã hội và tâm linh của họ. Để hỗ trợ gia đình người bệnh, hospice cũng cung cấp dịch vụ tư vấn, chăm sóc thay thế và trợ giúp thiết thực cho gia đình.

Không giống như các phương cách chăm sóc y tế khác, hospice không nhắm đến việc chữa trị bệnh. Mục tiêu của hospice là đem đến phẩm chất đời sống cao nhất có thể cho thời gian còn lại của bệnh nhân.

Hospice dành cho một người bị bệnh nan y dự kiến sẽ chỉ sống trong vòng sáu tháng hoặc ít hơn. Điều này không có nghĩa là chăm sóc này chỉ kéo dài sáu tháng. Hospice vẫn có thể được cung cấp sau đó khi bác sĩ và nhóm chăm sóc xác nhận rằng tình trạng của bệnh nhân sẽ không còn kéo dài được.

Chăm sóc hospice không chỉ dành riêng cho những người có căn bệnh ung thư mà còn có thể cho người về bệnh tim mạch, mất trí nhớ, suy thận hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Hospice đã được chứng minh là làm cho những người có bệnh nan y thấy đỡ đau đớn hơn về thể xác và tinh thần và sống lâu hơn. Ghi danh vào hospice sớm có thể giúp cho bạn hoặc người thân có mối giao tiếp tốt với các nhân viên ở khu hospice, là những người có thể giúp chuẩn bị cho các nhu cầu cuối cùng của đời người.

Hầu hết các dịch vụ chăm sóc người sắp chết được cung cấp tại nhà với một thành viên trong gia đình đứng ra làm người chăm sóc chính. Tuy nhiên, hospice cũng có mặt tại các bệnh viện, nhà điều dưỡng, viện dưỡng lão và các cơ sở chuyên môn về hospice.

Bất kể là hospice được cung cấp tại đâu, đôi khi bệnh nhân cũng cần được nhập viện, nếu có một triệu chứng bệnh mà không thể được giải quyết bởi nhân viên hospice trong khung cảnh gia đình.

Nếu bệnh nhân đồng ý chịu chăm sóc hospice tại nhà, nhân viên hospice sẽ thăm viếng thường xuyên để cung cấp các dịch vụ cần thiết. Nhân viên hospice thường trực 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần.

Đội ngũ chăm sóc hospice gồm có những ai?
Một đội ngũ chăm sóc cuối đời thường gồm có:
1/ Bác sĩ. Bác sĩ riêng của người bệnh và một bác sĩ của hospice hoặc giám đốc một cơ sở y tế sẽ giám sát việc chăm sóc này.

2/ Y tá. Y tá sẽ đến nhà để cung cấp dịch vụ chăm sóc. Y tá cũng có trách nhiệm phối hợp công việc của đội ngũ chăm sóc.

3/ Nhân viên y tế phục vụ tại nhà. Những nhân viên này cung cấp những chăm sóc hằng ngày như thay quần áo, tắm rửa và giúp việc ăn uống.

4/ Tư vấn về tâm linh. Linh mục, sư thầy hoặc những người cố vấn tâm linh khác có thể hướng dẫn tâm tinh cho cả gia đình.

5/ Nhân viên cơ quan xã hội. Nhân viên cơ quan xã hội cung cấp tư vấn và hỗ trợ. Họ có thể giới thiệu bệnh nhân và gia đình đến các hệ thống hỗ trợ chăm sóc y tế khác.

6/ Dược sĩ. Dược sĩ giám sát việc sử dụng thuốc và góp ý về những cách hiệu quả nhất để giảm các triệu chứng bệnh.

7/ Các thiện nguyện viên. Những thiện nguyện viên đã được huấn luyện về hospice cung cấp các dịch vụ tùy thuộc vào nhu cầu của người bệnh và gia đình, như làm bạn hoặc săn sóc bệnh nhân thay thế cho người nhà để họ được nghỉ ngơi, giúp đỡ với việc chuyên chở hoặc các nhu cầu thiết thực khác.

8/ Các chuyên gia khác, thí dụ như chuyên viên về tiếng nói, thể chất và chuyên nghiệp trị liệu, nếu cần thiết.

9/ Tư vấn cho sự mất mát. Những người này cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn sau cái chết của người thân được chăm sóc hospice.

Chi phí cho hospice
Medicare, Medicaid, Bộ Cựu Chiến Binh và các bảo hiểm tư nhân có thể trả tiền cho việc chăm sóc hospice. Mỗi chương trình có chính sách riêng về việc thanh toán cho sự chăm sóc, nhưng dịch vụ thường được dựa trên nhu cầu chứ không phải khả năng chi trả. Nên hỏi về cách thanh toán các chi phí trước khi lựa chọn ra một chương trình hospice.

Để tìm hiểu về các chương trình hospice, nên nói chuyện với các bác sĩ, y tá, nhân viên xã hội hoặc nhân viên tư vấn, hoặc liên lạc với văn phòng địa phương hay tiểu bang về việc chăm sóc tuổi già. Cũng có thể hỏi bạn bè hoặc hàng xóm. Tổ chức National Hospice and Palliative Care Organization có một danh sách các tổ chức hospice đăng trên mạng.

Đánh giá một chương trình hospice
Để đánh giá một chương trình hospice, nên đặt câu hỏi về các dịch vụ cung cấp. Ví dụ:
Chương trình có được Medicare chứng nhận không? Chương trình có được xem xét và cấp phép bằng cách khác không? Chương trình có được công nhận bởi The Joint Commission không?
Đội ngũ chăm sóc gồm những ai? Huấn luyện và xem xét như thế nào? Người giám đốc y tế có bằng chứng nhận về hospice không?
Chương trình vì lợi nhuận hay không lợi nhuận?
Chương trình có một dược sĩ tốt để giúp điều chỉnh thuốc?
Những dịch vụ nào được cung cấp cho người bị bệnh nan y? Cách làm giảm đau và các triệu chứng khác?
Sau giờ làm việc có người trực để giải quyết vấn đề không?
Mất bao lâu mới được chấp nhận vào chương trình?
Những dịch vụ nào được cung cấp cho gia đình người bệnh? Có những dịch vụ thay thế cho người chăm sóc không? Chương trình có những dịch vụ an ủi người thân sau khi người bệnh chết?
Chương trình có các thiện nguyện viên không?
Nếu hoàn cảnh thay đổi, dịch vụ có thể được cung cấp ở một nơi khác không? Chương trình có hợp đồng với các nhà dưỡng lão địa phương? Có chương trình này tại đây không?


Các chi phí hospice có được trả bằng bảo hiểm hay các nguồn khác, chẳng hạn như Medicare, không?
Nên nhớ rằng hospice nhấn mạnh vào sự chăm sóc hơn là chữa bệnh. Mục đích là để cung cấp sự thoải mái trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc sống.

Chăm sóc cuối đời
Chăm sóc cho một người thân đang chờ chết không dễ dàng chút nào. Ngay cả khi bạn biết rằng kết thúc đang đến gần, bạn có thể không cảm thấy sẵn sàng. Hiểu được những gì sẽ đến và những gì bạn có thể làm để gia tăng sự thoải mái của người thân yêu, có thể giúp cho bạn đối phó dễ dàng hơn.

Người thân của bạn có thể lựa chọn sự chăm sóc cho những ngày cuối cùng của cuộc sống. Các chọn lựa này có thể gồm:

- Chăm sóc tại nhà. Rất nhiều người chọn chết tại nhà mình hoặc tại nhà của một thành viên trong gia đình. Bạn có thể đảm nhận vai trò của người chăm sóc hoặc thuê các dịch vụ chăm sóc tại nhà. Chăm sóc hospice, dịch vụ giúp bảo đảm phẩm chất cao nhất của cuộc sống cho thời gian còn lại, có thể được cung cấp tại nhà.

- Chăm sóc bệnh nhân nội trú. Một số người có thể muốn sự chăm sóc toàn thời gian tại một nhà dưỡng lão, bệnh viện hay nhà hospice. Chăm sóc hospice cũng có thể được cung cấp ở các môi trường kể trên.

Khi thảo luận về các chọn lựa với người thân của bạn, hãy xem xét về sở thích của mình cũng như nhu cầu vật chất, tình cảm và tâm lý xã hội đặc biệt. Tính toán để xem có được bao nhiêu sự trợ giúp từ gia đình và bạn bè. Để được giúp chọn chăm sóc tốt nhất, nên nói chuyện với đội ngũ chăm sóc sức khỏe người bệnh hoặc một nhân viên cơ quan xã hội. Bạn có thể yêu cầu được giới thiệu đến các chuyên gia chăm sóc hospice.

- Người bệnh có thể nói về tâm linh hoặc ý nghĩa của cuộc sống. Đừng ép họ nói về những vấn đề này nhưng nếu nó được họ đề cập tới, mà nên khuyến khích người bệnh nói ra để khám phá và giải quyết cảm xúc của mình. Bạn có thể hỏi người bệnh những câu hỏi mở về niềm tin và kinh nghiệm của mình hoặc những khoảnh khắc ý nghĩa nhất của họ. Bạn có thể mời một vị lãnh đạo tôn giáo phù hợp đến thăm và nói chuyện với người bệnh.

- Bạn có thể giúp người bệnh nói ra mong muốn cuối cùng của họ đến gia đình và bạn bè. Khuyến khích người bệnh chia sẻ cảm xúc của mình, nói ra lời cám ơn và tha thứ, và cho người thân cơ hội để nói lời tạm biệt. Điều này có thể kích thích thảo luận về những suy nghĩ quan trọng chưa từng nói ra, có thể có ý nghĩa cho tất cả mọi người.

- Người bệnh cũng có thể muốn để lại một di sản, chẳng hạn như việc tạo ra một bản ghi âm về cuộc sống của mình hoặc viết thư cho những người thân yêu, đặc biệt là liên quan đến những sự kiện quan trọng trong tương lai.

Thật khó để dự đoán chính xác khi nào người bệnh sẽ chết. Tuy nhiên, khi cái chết gần đến, người bệnh có thể biểu lộ các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy họ đã đến cuối đời, thí dụ:

- Bồn chồn và kích động. Người bệnh có thể thường xuyên thay đổi vị trí.
Khép kín, thu lại. Người bệnh có thể muốn co rút lại, không còn quan tâm đến bạn bè hoặc các hoạt động yêu thích khác.

- Buồn ngủ. Người bệnh có thể thấy buồn ngủ, ngủ nhiều hơn hoặc có giấc ngủ không liên tục.

- Mất cảm giác ngon miệng. Người bệnh có thể ăn và uống ít hơn bình thường.

- Ngừng hoặc thay đổi hơi thở. Điều này có thể xảy ra khi người bệnh đang ngủ hay thức.

Mặc dù bạn không thể thay đổi những gì đang xảy ra với người bệnh, bạn có thể giúp họ dễ chịu nhất có thể với sự hỗ trợ của các chuyên gia chăm sóc hospice.

Sau đây là những cách giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn:
Nếu:
- Người bệnh không còn ăn hoặc uống: Giữ miệng được ẩm với mẩu nước đá hoặc một miếng bọt biển ướt. Bôi dầu trơn lên môi để bớt khô.
- Khó thở: Đặt đầu về một bên, kê chiếc gối dưới đầu. Cho thở oxy hoặc máy tạo độ ẩm phun sương mát (cool humidifier) cũng có thể giúp làm dễ chịu. Hỏi nhân viên y tế xem có thể cho thuốc để bớt bị khó thở.
- Không kiểm soát chuyện tiểu tiện: Dùng miếng đệm hoặc một ống thông để giữ cho người bệnh khô và sạch sẽ.
- Không nói được: Nói chuyện với người bệnh bằng một giọng nhẹ nhàng.
- Bị kích động hay bối rối: Hãy bình tĩnh và yên tâm. Nhắc nhở cho người bệnh biết họ là ai và đang ở đâu. Hỏi nhân viên y tế để được giúp đỡ nếu người bệnh bị kích động quá mức.
- Có vẻ đau đớn: Hỏi nhân viên y tế để điều chỉnh thuốc.

Người bệnh có thể trải qua một thời gian ngắn đột ngột gia tăng năng lượng và trở nên tỉnh táo như bình thường. Đây là một phần thường xảy ra của cái chết đang đến. Nếu điều này xảy ra, nên tận dụng thời gian tỉnh thức còn lại của người thân để nói lời tạm biệt cuối cùng.

Đối với nhiều gia đình, luôn có mặt và cầu nguyện bên giường bệnh của người thân là một cách để thể hiện sự hỗ trợ và tình thương yêu. Nếu bạn quyết định có mặt, nên tiếp tục nói chuyện với họ. Nếu bạn nghĩ rằng người bệnh muốn chia sẻ thời gian này với những người khác, nên mời các thành viên gia đình hoặc bạn bè thân thiết đến để tỏ lộ sự hỗ trợ. Bày tỏ tình yêu của bạn đến người bệnh, nhưng cũng cho người bệnh biết rằng họ có thể ra đi thanh thản.

B/S Nguyễn Thị Nhuận

trungthuc
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
Release: 08-14-2022
Reputation: 26289


Profile:
Join Date: Jul 2020
Location: California
Posts: 7,208
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	home_healthpic2.jpg
Views:	0
Size:	29.1 KB
ID:	2096916  
trungthuc is_online_now
Thanks: 309
Thanked 4,007 Times in 2,289 Posts
Mentioned: 13 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 280 Post(s)
Rep Power: 12 trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 10:38.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11134 seconds with 12 queries