Bộ Tư pháp Mỹ đang t́m cách lấy lời khai từ cựu phó tổng thống Mike Pence, liên quan vụ bạo loạn tại quốc hội hồi tháng 1/2021.
Nhiều báo đài Mỹ, trong đó có New York Times, CNN và CBS, dẫn các nguồn thạo tin cho biết các công tố viên Bộ Tư pháp Mỹ đă t́m cách liên lạc với đại diện của cựu phó tổng thống Mike Pence. Họ muốn ông Pence hợp tác với cuộc điều tra h́nh sự về vai tṛ của cựu tổng thống Donald Trump và đồng minh nhằm ngăn cản chuyển giao quyền lực ḥa b́nh sau cuộc bầu cử năm 2020.
Theo CBS, ông Pence đă nhận được đề nghị cung cấp lời khai và đang cân nhắc. Trong khi đó, CNN dẫn nguồn tin riêng cho biết cựu phó tổng thống Mỹ "sẵn sàng thảo luận về một thỏa thuận với Bộ Tư pháp về cung cấp lời khai".
Bộ Tư pháp Mỹ và văn pḥng của ông Pence đều chưa có b́nh luận.
Cựu phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở Simi Valley, bang California, tháng 6/2021. Ảnh: LA Daily News.
Yêu cầu được Bộ Tư pháp Mỹ gửi đến ông Pence trước khi cơ quan này chỉ định ông Jack Smith làm cố vấn đặc biệt giám sát hai cuộc điều tra cấp liên bang liên quan đến cựu tổng thống Trump.
Cuộc điều tra thứ nhất nhằm vào ông Trump là nghi vấn thúc đẩy bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1/2021. Cuộc điều tra thứ hai nổi lên năm nay, các công tố viên cho rằng ông Trump vi phạm luật quản lư thông tin mật, đưa nhiều tài liệu t́nh báo nhạy cảm từ Nhà Trắng về dinh thự riêng Mar-a-Lago sau khi hết nhiệm kỳ.
Ông Pence từng từ chối trả lời chất vấn trước Ủy ban 6/1 của Hạ viện, phụ trách điều tra vụ bạo loạn Đồi Capitol. Tuy nhiên, ông gần đây xuất bản hồi kư và có nhắc đến một số trao đổi cùng ông Trump, cho thấy nỗ lực "lật kèo" kết quả bầu cử năm 2020. Pence cũng cho phép một số trợ lư thân tín cung cấp lời khai cho ủy ban của Hạ viện và hợp tác cùng điều tra viên Bộ Tư pháp Mỹ.
Ủy ban điều tra 6/1 trong hơn một năm qua đă phỏng vấn hơn 1.000 nhân chứng. Hơn 880 người bị bắt liên quan vụ bạo loạn, trong đó hơn 400 người đă nhận tội.
Cơ quan này vào tháng 10 đă quyết định triệu tập ông Trump, yêu cầu ông nộp phản hồi dạng văn bản vào ngày 4/11 và đối chất trong khoảng ngày 14/11, song đến nay vẫn chưa có tiến triển.