Cuộc đấu trí giữa ông Lê Đức Thọ và Kissinger tại Paris - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Cuộc đấu trí giữa ông Lê Đức Thọ và Kissinger tại Paris
Ba năm 1970-1972, hai ông Lê Đức Thọ và Henry Kissinger trải qua hàng chục phiên đàm phán căng thẳng tại Paris để chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam.

Đàm phán bốn bên tại Paris bắt đầu từ năm 1969, nhưng bế tắc với các phiên công khai. Để tháo gỡ, Mỹ và Hà Nội sắp xếp kênh bí mật, hai ông Lê Đức Thọ và Kissinger là nhân vật chính.

Ông Lê Đức Thọ quê Nam Định, tham gia cách mạng từ nhỏ, trải qua nhiều nhà tù từ Hỏa Ḷ đến Sơn La, Côn Đảo. Tết Mậu Thân 1968, ông vào tăng cường cho Trung ương Cục miền Nam. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ông làm cố vấn đặc biệt cho Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy tại đàm phán Paris. Lúc đó ông 57 tuổi, là Ủy viên Bộ Chính trị.

Trong hồi kư, Kissinger miêu tả ông Lê Đức Thọ tóc hoa râm, đường bệ, bao giờ cũng mặc bộ đại cán xám hoặc marông, đôi mắt to và sáng. Ông Thọ rất b́nh tĩnh, thái độ "cũng không có điều ǵ chê trách được, trừ một hai lần".

Kissinger là Cố vấn đặc biệt về an ninh quốc gia của Nhà trắng, từng dạy tại Đại học Harvard, là nhà ngoại giao có tài, hiểu biết sâu về Việt Nam.

Cuộc gặp đầu tiên

Hai ông Lê Đức Thọ và Kissinger gặp nhau lần đầu ngày 21/2/1970, tại nhà 11 phố Darthé, Choisy-le-roi, Paris. Kissinger đến, ông Xuân Thủy ra đón, dẫn vào pḥng khách nhỏ. "Đây là giây phút lịch sử. Hai con người hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc xă hội, bản chất, lư tưởng chính trị, gặp nhau rồi cùng nhau bàn căi quyết liệt trong ba năm để t́m giải pháp cho vấn đề Việt Nam", nhà ngoại giao Lưu Văn Lợi, thư kư của ông Lê Đức Thọ kể lại trong cuốn Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ và Kissinger tại Paris.

Xin lỗi đến muộn và đề nghị giữ bí mật cuộc gặp, ông Kissinger khẳng định Mỹ muốn đàm phán thiện chí, nghiêm chỉnh, nhưng lưu ư t́nh h́nh nước Mỹ có lợi hơn cho Nixon, t́nh h́nh miền Nam khó khăn hơn cho Hà Nội. Hà Nội cũng không c̣n sự ủng hộ của nhiều nước như trước. Mỹ không cứng nhắc và muốn chấm dứt chiến tranh thực tế chứ không phải lư thuyết.

Kissinger nhấn mạnh sự tiến bộ trong đàm phán tùy thuộc vào việc không tăng cường bạo lực ở miền Nam. Sau khi chiến tranh chấm dứt, Mỹ sẽ giúp đỡ Việt Nam đổi mới, xây dựng lại đất nước và "sẽ không bao giờ là mối đe dọa cho nền độc lập của Việt Nam". Trước khi kết thúc, Kissinger xin lỗi v́ nói dài, nhưng nhấn thêm "giáo sư Đại học Harvard bao giờ cũng nói trong 55 phút".

Chiều cùng ngày, ông Lê Đức Thọ nói Kissinger đánh giá không đúng thực tế chiến trường. "Đó là quyền của ông. Suốt 15 năm qua, khi đánh giá tương quan lực lượng hai bên, các ông rất sai về chúng tôi", ông Lê Đức Thọ nói và không quên nhắc Việt Nam hóa chiến tranh bắt đầu thất bại.

Cố vấn của đoàn Hà Nội khẳng định dù Mỹ tiếp tục thế nào cũng không thay đổi được chiều hướng cuộc chiến. "Dân tộc tôi bị người ta lừa gạt nhiều rồi, muốn giải quyết vấn đề th́ phải thành thật", ông Thọ nói. Trước khi kết thúc bài phát biểu, ông Thọ nhấn mạnh: "Trong hai con đường ḥa b́nh và chiến tranh, các ông nên chọn lấy một. Nếu các ông chọn con đường ḥa b́nh th́ chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách ḥa b́nh".

Đàm phán bế tắc

Đầu tháng 10/1972, sau khi Hà Nội đưa ra dự thảo hiệp định Paris, hai ông Lê Đức Thọ và Kissinger cơ bản thống nhất được nhiều điều khoản và dự tính mốc thời gian kư. Kissinger nói sẽ đến Hà Nội kư tắt, ông Thọ hài hước "có khi phải nhảy dù", bởi lúc đó qua sông Hồng phải đi cầu phao. Nhưng sau đó, Mỹ tŕ hoăn thực hiện và Kissinger không đi Hà Nội như dự kiến.

Cuộc gặp tháng 11, ông Kissinger cố làm dịu không khí bằng lời mời ông Lê Đức Thọ giảng tại Đại học Harvard. Đáp lại, ông Thọ đọc bài chuẩn bị sẵn, dài 5 trang, nêu thiện chí của Hà Nội và tố cáo sự lật lọng của Mỹ. "Chúng tôi đă bị người Nhật, người Pháp, người Mỹ lừa dối, nhưng chưa bao giờ trắng trợn như lần này", ông Thọ gay gắt và hỏi Kissinger "ông từng nói cần thiết phải hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, rồi ông lật ngược đi th́ ông nghĩ chúng tôi hiểu ông là người như thế nào?".

Kissinger thanh minh cuộc chiến kéo dài nên khi đi đến gần giải pháp mới thấy những vấn đề phức tạp, chưa kịp nghĩ tới. Hứa hẹn có thể làm xong phần lớn văn bản trong tuần này, tuy nhiên ông đ̣i sửa lại hầu hết chương trong hiệp định, nhất là về ngừng bắn, rút quân, chính trị nội bộ miền Nam.

Mỹ đ̣i xóa tên Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam trong lời mở đầu và các chi tiết khác trong hiệp định; rút tất cả lực lượng không phải miền Nam khỏi miền Nam; không công nhận có hai chính quyền, hai quân đội, hai địa bàn ở miền Nam. Kissinger cũng không nói ǵ về trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.

Nhà ngoại giao Lưu Văn Lợi kể ông Lê Đức Thọ đă nhắc lại Nixon từng trao công hàm cho Hà Nội khẳng định hiệp định "xem như hoàn thành" và phê phán những luận điểm của Kissinger.

Ông Thọ nêu rơ vai tṛ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời ở miền Nam và trên trường quốc tế. Nhiều năm nay, miền Nam đă có ba vùng, do chính quyền Sài G̣n, quân giải phóng kiểm soát và vùng tranh chấp. Kissinger đ̣i xóa bỏ các vùng do Chính phủ Cách mạng lâm thời (quân giải phóng) kiểm soát là điều mà quân Mỹ và Sài G̣n không làm được từ trước đến nay. Đề nghị này là vô lư.

Việc Mỹ đ̣i quân miền Bắc rút khỏi miền Nam bị ông Thọ bác bỏ. Nhân dân Việt Nam có quyền chống xâm lược và không thể đặt việc rút quân miền Bắc ngang hàng với rút quân Mỹ. "Đặt vấn đề như vậy không chính đáng, trái đạo lư, chính trị, pháp lư", ông Thọ phản biện Kissinger.

Ông Thọ giữ nguyên quan điểm Hà Nội thả tù binh Mỹ th́ Sài G̣n thả hết cả nhân viên dân sự miền Nam c̣n bị giam giữ. "Ông thấy thế giới có cuộc chiến tranh nào giữa các bên khi chấm dứt rồi, một bên trao trả người bị bắt, c̣n bên kia giữ lại không", ông Thọ tiếp tục chất vấn Kissinger.

Kissinger đồng ư một số đề nghị của ông Lê Đức Thọ, nhưng hai bên c̣n nhiều tranh căi. Ông Thọ có lần hỏi thẳng "các ông có muốn đàm phán nữa không, nếu ông cố vấn không muốn th́ chúng tôi cũng thôi, mà muốn bàn nữa th́ chúng tôi bàn, nhưng phải có đi có lại".

Hiệp đấu cuối cùng

Ngày 18/12/1972, khi ông Lê Đức Thọ vừa từ sân bay Gia Lâm về tới nhà th́ máy bay B-52 của Mỹ bắt đầu dội bom xuống Hà Nội, Hải Pḥng và nhiều thành phố khác. Nhưng kế hoạch đánh bom nhằm lật ngược t́nh thế của Nixon thất bại, các cuộc gặp giữa ông Lê Đức Thọ và Kissinger được nối lại đầu năm 1973. Đây cũng là hiệp đấu cuối cùng giữa hai người để đi đến kư hiệp định.

"Cố vấn Lê Đức Thọ tới Paris trong hào quang trận Điện Biên phủ trên không", ông Lưu Văn Lợi miêu tả.

Khác với thường lệ, đoàn Việt Nam không ra đón Kissinger ngoài cổng. Hà Nội biểu thị sự lạnh nhạt với người Mỹ, sau 12 ngày đêm khói lửa trên bầu trời Hà Nội. "Các ông lấy cớ đàm phán gián đoạn để ném bom miền Bắc Việt Nam lúc tôi vừa về đến nhà. Hành động của các ông trắng trợn và thô bạo. Các ông tưởng làm như vậy có thể khuất phục được chúng tôi, nhưng các ông nhầm. Chính các ông làm cho đàm phán khó khăn, danh dự nước Mỹ hoen ố", ông Lê Đức Thọ phê phán Mỹ.

Ông Kissinger thanh minh, cách đàm phán của Hà Nội cuối năm 1972 khiến Washington cho rằng muốn kéo dài, không giải quyết vấn đề. Khi Kissinger đề nghị không chỉ trích nữa, ông Thọ đáp: "Tôi kiềm chế lắm rồi, chứ dư luận thế giới, nhà báo và các nhân vật ở Mỹ c̣n dùng câu chữ dữ dội hơn nhiều".

Cách kư hiệp định là vấn đề kỹ thuật, nhưng được bốn bên tham gia đàm phán quan tâm. Ông Lê Đức Thọ đ̣i hai bên kư và bốn bên kư. Kissinger không đồng ư, đề ra ba phương án nhưng đều không có tên Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam.

Sau đó, Kissinger đề nghị hai bên kư, bốn bên kư nhưng trong bản bốn bên th́ mỗi bên kư một tờ riêng biệt và cả bốn tờ gộp chung vào hiệp định; người kư đều ghi chức vụ. Hai bên thỏa thuận như vậy.

Ông Lê Đức Thọ đề nghị thêm Nghị định thư về bồi thường. Kissinger nói Mỹ sẽ đóng góp vào hàn gắn vết thương chiến tranh, nhưng không nên có Nghị định thư khi tù binh Mỹ chưa được thả và số tiền cần Quốc hội thông qua. V́ vậy, hai bên sẽ trao công hàm và bàn sau. Ông Thọ đồng ư.

Ngày họp cuối hôm 13/1/1973, Kissinger đề nghị lễ kư không đọc diễn văn và chỉ chúc từng người bên ngoài. Đó là ngày trang trọng ở Mỹ, ở Việt Nam càng trang trọng hơn. "V́ vậy, chúng ta nên khởi đầu với thái độ ḥa giải, quảng đại, nồng nhiệt với nhau", Kissinger nói và ông Thọ đồng ư.

Kết thúc ngày họp cuối, hai đoàn ăn cơm chung. Ông Lê Đức Thọ nâng cốc với Kissinger, nói "đây là kết quả bước đầu nhưng rất quan trọng và cơ bản để lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam". Kissinger đáp "đến lúc này ḥa b́nh sẽ trở lại Đông Dương, với hai dân tộc chúng ta vào ngày kư hiệp định".

Ngày 23/1/1973, sau khi kư tắt hiệp định Paris, Kissinger trao bút cho ông Lê Đức Thọ và nói "tôi tặng ông cây bút này để nhớ măi ngày lịch sử". Ông Lê Đức Thọ tặng lại Kissinger bút của ḿnh, dặn "ông kư rồi phải giữ lời nhé".

Sau khi hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam được kư ngày 27/1/1973, hai ông Lê Đức Thọ và Kissinger được trao giải Nobel Ḥa b́nh. Tuy nhiên, ông Thọ từ chối nhận với lư do Mỹ là gây chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Một bên đi xâm lược, một bên chống lại quân xâm lược để giải phóng dân tộc ḿnh không thể cùng chia nhau giải Nobel ḥa b́nh. Hơn nữa, ḥa b́nh chưa thực sự hiện diện ở Việt Nam, đất nước vẫn c̣n chia cắt.

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 01-26-2023
Reputation: 24240


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 68,770
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	bn.jpg
Views:	0
Size:	57.9 KB
ID:	2169495  
sunshine1104_is_offline
Thanks: 4
Thanked 3,693 Times in 3,238 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 79 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 00:17.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11112 seconds with 12 queries