7 lời khuyên để người bị tiểu đường ngủ ngon hơn vào mùa hè - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default 7 lời khuyên để người bị tiểu đường ngủ ngon hơn vào mùa hè
Không chỉ người bị huyết áp cao, bệnh nhân tiểu đường cũng gặp khó khăn hơn trong việc có giấc ngủ chất lượng khi vào hè, đặc biệt với người đang gặp các biến chứng tiểu đường tăng nặng.
Sống chung với bệnh tiểu đường đ̣i hỏi phải giải quyết các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày có ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết. Trong đó giấc ngủ là một yếu tố có mối liên hệ qua lại với lượng đường huyết. Người bị tiểu đường có nhiều nguy cơ gặp các rối loạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ và chất lượng giấc ngủ kém.

Bên cạnh đó, theo CDC th́ ngủ không đủ giấc có liên quan tới việc tăng nguy cơ tiền tiểu đường, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.

1. Mối quan hệ giữa đường huyết và giấc ngủ

Tăng đường huyết và hạ đường huyết vào ban đêm có thể ảnh hưởng tới việc nghỉ ngơi của bạn. Cụ thể:

- Lượng đường trong máu cao khiến tăng cảm giác khát nước và thường xuyên đi tiểu - điều này khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Việc đi tiểu tiện/đại tiện trên 2 lần mỗi đêm đă được chứng minh trên lâm sàng là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ.

- Lượng đường trong máu thấp khiến tăng tiết mồ hôi ban đêm, tăng nhịp tim và đánh trống ngực dẫn tới dễ thức giấc hơn vào ban đêm.

Bên cạnh đó, nếu bạn mắc tiểu đường trong thời gian dài kèm theo lượng đường huyết tăng măn tính th́ bạn có thể gặp phải các biến chứng thần kinh như tổn thương dây thần kinh ngoại biên gây tê chân, ngứa râm ran như kiến đốt ḷng bàn chân, bàn tay... và các biến chứng này thường tệ hơn vào ban đêm.

Theo một phân tích tổng hợp năm 2022 được công bố trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng & Chuyển hóa, những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị mất ngủ, hội chứng chân không yên (RLS) và chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA).

Trong đó:

- Hội chứng chân không yên khiến bệnh nhân tiểu đường gặp khó chịu hoặc không thoải mái ở chân và không thể cưỡng lại ư muốn di chuyển. Các triệu chứng thường xảy ra vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối và thường nghiêm trọng nhất vào ban đêm khi người bệnh đang nghỉ ngơi. Hội chứng này được xếp là một phân loại rối loạn giấc ngủ đồng rối loạn vận động liên quan tới rối loạn cảm giác thần kinh.

- Ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA) là sự rối loạn trong giấc ngủ, trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức. Hội chứng này có nguy cơ cao ở người mắc tiểu đường type 2. Các yếu tố ngủ không ngon và thiếu oxy ngắt quăng gây viêm nhiễm, mất cân bằng oxy hóa và rối loạn nội tiết tố - góp phần gây ra t́nh trạng kháng insulin và khiến lượng đường trong máu tăng lên.

Chưa kể đến thời tiết mùa hè nóng nực góp phần khiến tâm trạng khó chịu kết hợp với các yếu tố kể trên khiến người mắc bệnh tiểu đường khó có giấc ngủ chất lượng.

2. Lời khuyên để ngủ ngon hơn khi bạn mắc bệnh tiểu đường

Để có một giấc ngủ ngon hơn một cách lành mạnh có thể cần nhiều thời gian nhưng bạn có thể áp dụng những lời khuyên dưới đây.

2.1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Nếu bạn đang gặp phải t́nh trạng lượng đường trong máu vượt xa mức mục tiêu của ḿnh, th́ việc đưa chúng vào phạm vi cho phép có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Những điều chỉnh đơn giản đối trong quản lí điều trị bệnh tiểu đường của bạn có thể giúp bạn đạt được các chỉ số trong phạm vi an toàn trước khi đi ngủ.

Chẳng hạn như ăn nhiều rau và giảm tinh bột hơn vào bữa tối; thực hiện các hoạt động như đi bộ ngắn, hít thở sâu, giăn cơ hoặc tăng/giảm thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ trước bữa tối,... đều có thể tác động tới lượng đường máu. Bạn có thể cần trao đổi với bác sĩ về khó khăn trong việc nghỉ ngơi để xem xét có cần điều chỉnh thời gian uống thuốc không.

Nếu bạn bị tiểu đường và muốn ăn vặt nhẹ trước bữa tối mà an toàn cho đường huyết th́ bạn nên ăn ǵ?

Cho dù bạn mắc bệnh tiểu đường type 1 hay type 2, có thể có lư do chính đáng để ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Ăn vặt nhẹ có thể giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp suốt đêm và/hoặc lượng đường trong máu cao vào buổi sáng.

Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ cũng có thể hỗ trợ giấc ngủ của bạn. Một bữa ăn nhẹ cân bằng, nhỏ có thể giúp bạn không bị thức giấc giữa đêm v́ đói, điều này có thể dẫn đến giấc ngủ kém và thậm chí nhiều hậu quả hơn Thêm vào đó, thiếu ngủ làm tăng hormone gây căng thẳng, từ đó có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên - điều này khiến nó trở thành một ṿng luẩn quẩn.

Một số món ăn nhẹ trước khi đi ngủ nếu bạn bị tiểu đường có thể là: bánh ḿ nướng nguyên cám; bánh ḿ nguyên hạt với bơ đậu phộng organic; các loại hạt giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh như hạnh nhân, hạt chia hoặc hạt lanh xay; sữa chua Hy Lạp và quả mọng; ngũ cốc nguyên hạt.

Lưu ư, bạn cần ăn trước khi đi ngủ 30 phút để không ảnh hưởng tới tiêu hóa. Và, cuối cùng là không phải ai mắc tiểu đường cũng cần ăn nhẹ trước khi đi ngủ, bạn nên trao đổi với bác sĩ chủ trị và ghi lại lượng đường máu của bạn tại các thời điểm khác nhau trong ngày, bao gồm ngay trước khi đi ngủ, từ 2 đến 3 giờ sáng và khi thức dậy.

2.2. Kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ

Theo một bài báo năm 2018 được công bố trênTạp chí Nghiên cứu về Bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường và rối loạn giấc ngủ thường đi kèm với nhau. Do vậy mà việc điều trị các bệnh lư đi kèm hay biến chứng của tiểu đường ví dụ như ngưng thở khi ngủ.

Điều trị ngưng thở khi ngủ có thể bao gồm thay đổi lối sống, giảm cân hoặc sử dụng máy áp lực dương liên tục (Postive airway pressure machine).

2.3. Vệ sinh giấc ngủ ( Good Sleep Hygiene)

Vệ sinh giấc ngủ là ǵ? Vệ sinh giấc ngủ (sleep hygiene) là thuật ngữ thể hiện sự tổng hợp các thói quen và hành vi cần thiết để đạt được chất lượng giấc ngủ ngon vào ban đêm và sự tỉnh táo vào ban ngày.

Theo NSF th́ hầu hết người trưởng thành cần ngủ ít nhất từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm và nếu bạn mắc tiểu đường type 2 th́ điều này cũng rất quan trọng. Bạn cần lên kế hoạch để có một giấc ngủ đầy đủ giống như thực hiện các hoạt động khác. Và nên nhớ rằng không nên lạm dụng giấc ngủ ngắn. Giấc ngủ ngắn chỉ nên kéo dài tới 20 phút và kết thúc muộn nhất là đầu giờ chiều. Ngủ trưa muộn cũng góp phần gây khó ngủ vào ban đêm.

Có một số thói quen bạn có thể thực hiện hàng ngày để cơ thể thoải mái và thư giăn như: dưỡng da, nghe nhạc, đọc sách,.. Lưu ư mặc quần áo rộng răi, giường và chăn gối sạch sẽ, giữ pḥng đủ mát và ẩm. Đồng thời đặt mục tiêu giờ đi ngủ và giờ thức dậy mỗi đêm và mỗi ngày. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Chronobiology International cho thấy rằng việc có thời gian đi ngủ và thức dậy ổn định mỗi ngày có liên quan đến chất lượng giấc ngủ tốt hơn và thời lượng giấc ngủ tốt hơn, từ đó góp phần cải thiện lượng đường trong máu.

2.4. Tắt các thiết bị điện tử

Theo một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Tạp chí Sleep, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, bao gồm cả điện thoại thông minh, có liên quan đến sự mệt mỏi, tâm trạng tiêu cực và mất ngủ.

Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này cũng có thể làm tăng sự tỉnh táo và khiến bạn khó ngủ hơn, điều này khiến thời gian ngủ bị rút ngắn. Nếu có thể, hăy tránh xem màn h́nh ít nhất một giờ trước khi đi ngủ và không để điện thoại cạnh giường. Điều này có thể giúp bạn không bị cám dỗ nếu bị tỉnh dậy vào ban đêm.

2.5. Tập luyện thể dục đều đặn

Tập thể dục thường xuyên có nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Theo CDC, tập thể dục thường xuyên không chỉ cải thiện lượng đường trong máu, giảm t́nh trạng kháng insulin mà c̣n giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm cân lành mạnh và ngủ ngon hơn.

Lưu ư rằng trước khi bắt đầu một kế hoạch tập luyện, bạn nên nói chuyện với bác sĩ điều trị để có lời khuyên phù hợp về cường độ tập luyện với t́nh trạng sức khỏe của bạn.

2.6. Tránh caffein vào buổi chiều và đêm

Caffeine là một chất kích thích và tác dụng của nó rất đa dạng. Lượng caffein tăng cao nhất của bạn thường xảy ra sau 30 phút tiêu thụ; tuy nhiên, tác dụng của nó có thể kéo dài từ hai đến mười giờ.

Các yếu tố như lượng caffein tiêu thụ, quá tŕnh chuyển hóa caffein, khả năng dung nạp và thời gian bán hủy (thời gian chuyển hóa caffein) đều đóng một vai tṛ trong phản ứng của cơ thể. Uống muộn hơn vào buổi chiều hoặc buổi tối có thể tăng sự tỉnh táo, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon giấc, đồng thời làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.

V́ những lư do này, nên tránh tiêu thụ caffein từ sáu đến tám giờ trước khi đi ngủ.

Nếu bạn bị tiểu đường và đang uống cà phê vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối do mệt mỏi vào ban ngày, th́ cà phê muộn đó có thể làm gián đoạn giấc ngủ buổi tối của bạn hơn nữa, làm trầm trọng thêm chu kỳ rối loạn giấc ngủ. Nếu có thể, hăy cố gắng cắt giảm hoặc giảm hoàn toàn và xem liệu giấc ngủ và sự tỉnh táo của bạn có được cải thiện hay không.

Lời khuyên cũng tương tự với thói quen uống rượu. Theo InDependent Diabetes Trust, rượu ảnh hưởng tới lượng đường trong máu và làm suy yếu quá tŕnh giải phóng glucose vào máu và phải mất khoảng hai giờ để cơ thể bạn chuyển hóa hoàn toàn bất kỳ loại rượu nào bạn đă tiêu thụ.

Để giảm nguy cơ rối loạn giấc ngủ, NSF khuyến nghị ngừng uống rượu bốn giờ trước khi đi ngủ. Chưa kể, không uống quá nhiều trước khi đi ngủ cũng có thể giúp bạn tránh phải thức dậy đi vệ sinh trong đêm.

2.7. T́m cách giảm căng thẳng

Mọi người đều phải đối mặt với một số căng thẳng, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường phải chịu nhiều áp lực hơn do phải kiểm soát t́nh trạng măn tính bên cạnh những căng thẳng hàng ngày.

Theo ADA , khi căng thẳng đó trở nên quá nhiều, có một thuật ngữ dành cho nó - “diabetes burnout (tạm dịch: kiệt sức do tiểu đường)” - và nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Để chống lại t́nh trạng này, điều quan trọng là phải t́m cách giảm căng thẳng trước khi đi ngủ. Nghiên cứu cho thấy rằng các kỹ thuật chánh niệm, chẳng hạn như hít thở sâu, thiền định có thể hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.

Nếu những lời khuyên trên không giúp t́nh trạng giấc ngủ được cải thiện, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có tư vấn phù hợp và các biện pháp hỗ trợ khác.

june04
R10 Vô Địch Thiên Hạ
june04's Avatar
Release: 05-25-2023
Reputation: 16626


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 58,304
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	ngu.jpg
Views:	0
Size:	54.9 KB
ID:	2223429  
june04_is_offline
Thanks: 1
Thanked 3,011 Times in 2,637 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 18 Post(s)
Rep Power: 68 june04 Reputation Uy Tín Level 6
june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 08:12.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09650 seconds with 12 queries