Theo báo Politico đưa tin ngày 20/3, căng thẳng thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ gia tăng khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế cao đối với thép và nhôm nhập khẩu từ châu Âu.

Quốc kỳ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Để đáp trả, Ủy ban châu Âu đề xuất áp thuế trị giá 18 tỷ euro đối với hàng hóa Mỹ, bao gồm rượu whisky bourbon. Tuy nhiên, sự đồng thuận ban đầu trong EU dần suy giảm khi một số quốc gia thành viên t́m cách giảm thiểu tác động tiêu cực từ các biện pháp trả đũa.
Các nước xuất khẩu rượu hàng đầu của EU như Pháp, Italia, Ireland, Tây Ban Nha và Hà Lan bày tỏ lo ngại về nguy cơ bị Mỹ áp thuế lên tới 200% đối với rượu vang, rượu sâm panh và các sản phẩm có cồn. Thủ tướng Italia Giorgia Meloni cảnh báo về nguy cơ leo thang thương mại, trong khi Thủ tướng Pháp François Bayrou chỉ trích chiến lược trả đũa của Ủy ban châu Âu. Nhà lănh đạo Ireland Micheal Martin cũng phản đối việc áp dụng lại các biện pháp thuế quan từng được sử dụng trong nhiệm kỳ trước của ông Trump.
Ủy ban châu Âu ước tính thiệt hại từ các chính sách thuế quan của Mỹ lên tới 26 tỷ euro và đang xem xét danh sách hàng hóa để áp thuế đáp trả, như thực phẩm, đồ uống, hàng gia dụng và thiết bị công nghiệp. Tuy nhiên, một số quốc gia lo ngại rằng biện pháp này có thể gây tổn hại cho chính nền kinh tế của họ hơn là tạo áp lực lên Mỹ.
Brussels đang t́m cách điều chỉnh tác động của các biện pháp đáp trả một cách hợp lư để duy tŕ sự đồng thuận trong khối. Tuy nhiên, trong khi các nhà ngoại giao EU bày tỏ ủng hộ chiến lược này trong các cuộc họp kín, nhiều lănh đạo quốc gia lại đưa ra những tuyên bố khác nhau nhằm xoa dịu áp lực chính trị trong nước.
T́nh trạng chia rẽ trong EU không phải là mới. Khi EU áp thuế đối với xe điện Trung Quốc vào năm 2023, Bắc Kinh đă đáp trả bằng cách áp thuế lên rượu mạnh châu Âu, chủ yếu nhắm vào Pháp - quốc gia đi đầu trong việc kêu gọi điều tra các chính sách trợ cấp của Trung Quốc. Trong khi đó, Đức, Tây Ban Nha và Bỉ t́m cách duy tŕ quan hệ tốt với Bắc Kinh bằng cách cử phái đoàn ngoại giao tới Trung Quốc để t́m kiếm những nhượng bộ trong các lĩnh vực khác.
Cách tiếp cận của EU đối với chính sách thương mại của Mỹ lần này cũng đối mặt với t́nh huống tương tự. Một số quốc gia thành viên ưu tiên bảo vệ lợi ích kinh tế riêng thay v́ duy tŕ sự thống nhất với Brussels, khiến kế hoạch trả đũa thuế quan gặp thêm nhiều trở ngại.
Cách tiếp cận của EU đối với chính sách thương mại của Mỹ lần này cũng gặp t́nh huống tương tự. Một số quốc gia thành viên ưu tiên bảo vệ lợi ích kinh tế quốc gia hơn là duy tŕ sự thống nhất với Brussels, khiến kế hoạch áp thuế đáp trả gặp nhiều trở ngại.
VietBF@sưu tập