Khu phức hợp chế biến vàng niên đại 3.000 năm này từng là một trung tâm nhộn nhịp trong đế chế Ai Cập cổ đại. Và việc khai quật nó tiết lộ nhiều bí mật lịch sử cổ xưa quan trọng.
Các nhà khảo cổ học đến từ Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập (SCA) đă phát hiện ra tàn tích một khu phức hợp chế biến vàng 3.000 năm tuổi, ngay tại Jabal Sukari, phía tây nam thành phố Marsa Alam của Ai Cập.
Theo thông cáo báo chí do Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập ban hành, khu phức hợp này nằm trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba của đất nước Ai Cập. Ảnh: @Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập.
Giai đoạn này được coi là thời kỳ suy tàn và bất ổn chính trị, đặc trưng bởi sự phân mảnh nhà nước. Nó trùng với sự sụp đổ của Thời đại đồ đồng muộn, chứng kiến sự sụp đổ của các nền văn minh trên khắp Cận Đông cổ đại và Đông Địa Trung Hải.
Tổng thư kư Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập (SCA), ông Mohamed Ismail Khaled cho biết, cuộc khai quật đă phát hiện ra một khu phức hợp chế biến vàng có niên đại 3.000 năm tuổi.
Các tàn tích để lại cho thấy, chúng bao gồm các trạm nghiền và máy đập, các bể lọc và lắng vàng, các ḷ nung đất sét cổ được sử dụng để nấu chảy vàng.
Không chỉ có vậy, cuộc khai quật cũng phát hiện ra một khu dân cư liên quan, nó có thể từng là nơi sinh sống của thợ đào vàng và công nhân chế tác vàng làm việc cho khu phức hợp chế biến vàng này.
Nhiều tàn tích để lại cho thấy, khu dân cư này cũng có các xưởng, đền thờ, ṭa nhà hành chính và nhà tắm kiểu Ptolemaic.
Các chuyên gia cũng t́m thấy 628 mảnh gốm khắc chữ tượng h́nh, chữ demotic và chữ Hy Lạp, cùng những bức tượng đá mô tả các vị thần như Bastet và Harpocrates.
Những hiện vật khác liên quan đến cuộc sống hàng ngày của các thợ đào vàng Ai Cập cổ đại, bao gồm một bộ sưu tập đồ gốm được dùng để đựng nước hoa, thuốc men và lư hương cũng được t́m thấy.
Ngoài ra, c̣n có một số đồng tiền bằng đồng từ thời Ptolemaic, đồ trang sức làm từ đá quư, các công cụ trang trí làm từ vỏ ṣ.
Mohamed Ismail Khaled lưu ư rằng: “Phát hiện này có ư nghĩa quan trọng, v́ nó giúp chúng ta hiểu rơ hơn về các kỹ thuật khai thác mỏ vàng, chế biến vàng của người Ai Cập cổ đại, cũng như cung cấp những hiểu biết có giá trị về đời sống xă hội, tôn giáo và kinh tế của những người đào vàng tại khu định cư sa mạc lịch sử”.