HOME

24h

Shows

GOP

Phim Bộ

Phim-Online

News-Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-08-2012   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Sự cố Sông Tranh 2: 'Tai họa' đang đến!

(VTC News) - Quan điểm liên quan đến sự cố của thủy điện Sông Tranh 2 vừa được GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam đưa ra tại Hội thảo phát triển thủy điện bền vững - các bài học và khuyến nghị diễn ra sáng ngày 7/5 tại Quảng Nam.

Hệ lụy xấu cho môi trường và "tai họa" đang đến!

Đề cập đến vấn đề phát triển thủy điện những hệ lụy môi trường, xă hội tại Hội thảo phát triển thủy điện bền vững - các bài học và khuyến nghị do đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Mạng lưới sông ng̣i Việt Nam (VRN) tổ chức. TS. Đào Trọng Hưng, thành viên VRN cho biết, cho đến nay có đến 119 thủy điện liên quan đến 47 khu rừng đặc dụng, mỗi khu bảo tồn của vườn quốc gia cơng đến 2,5 dự án thủy điện.

Rừng quốc gia Cát Tiên (6 dự án), Hoàng Liên (6 dự án), Sông Tranh (7 dự án)....Thủy điện Sông Tranh 2 làm mất đất lúa nước, đất rừng trồng, đất nương rẫy, cây công nghiệp, vườn nhà, đất màu ven sông suối, đất ao cá, và đất băi chăn gia súc, gia cầm. "phát triển thủy điện đă làm mất rừng, mất đất sản xuất, ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học. Tác động xấu đến mạng lưới sông ng̣i bị thay đổi thủy văn, gây địa chấn-động đất. Để làm được 1MW điện phải mất đến 16 ha rừng", TS. Đào Trọng Hưng nói.

Theo GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, sự cố vai đập đang xảy ra đối với TĐ Sông Tranh 2 và "tai họa" đang đến
Đồng quan điểm, GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, đưa ra cảnh báo về sự phát triển ồ ạt thủy điện gây mối lo, an toàn cho người dân vùng dự án: “Sự leo thang về công suất thủy điện trước năm 1975 là 300MW, năm 2010 lên đến 9.200MW và năm 2020 là 17.400MW. Sau năm 1995, có đến 800 dự án thủy điện vừa và nhỏ, riêng Quảng Nam có đến 50 dự án thủy điện nằm chằng chịt trên các ḍng sông.

Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về các công tŕnh thủy lợi, chưa có quy định về công nghệ bê tông đầm lăn nhưng trên thực tế hiện nay có rất nhiều công tŕnh được xây dựng theo công nghệ này, trong đó có Thủy điện Sông Tranh 2. Và chưa có cơ sở pháp luật nào qui định về sự an toàn cho các hồ chứa. Thực chất Thủy điện Sông Tranh 2 được áp dụng công nghệ, tiêu chuẩn của Trung Quốc”.

“EVN phải đánh giá lại sự ổn định của nền đập, thân đập, vai đập và có qui tŕnh tích nước, xả lũ an toàn. Trong các sự cố thủy điện, sự cố vai đập là nguy hiểm nhất, hiện sự cố vai đập đang xảy ra đối với Thủy điện Sông Tranh 2. V́ vậy chớ coi thường ḍng nước nhỏ từ thân đập các thủy điện v́ đây là “tai họa đang đến”. Chúng ta phải học từ những sai lầm của ḿnh”, GS.TS Vũ Trọng Hồng đề nghị.

Trước kiến nghị của ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam về việc Quảng Nam bị thiệt hại nặng nề bởi Thủy điện A Vương và Thủy điện Sông Tranh 2. Phải xác định lại người dân miền núi có được hưởng lợi từ thủy điện hay không, thủy điện đang tràn lan ở Quảng Nam, rất bất cập.

TS. Đào Trọng Hưng thừa nhận: “Tại hội thảo này, đây là chuyện rất nghiêm trọng, chúng tôi có mời EVN để làm rơ thêm việc này nhưng họ không đến. Việc tái định cư cho đồng bào dân tộc miền núi vùng dự án theo kiểu “nhân bản vô tính”.

Cần xem lại thủy điện thân đập đầm lăn !

Một nghiên cứu khoa học về sự cố vỡ đập thủy điện được TS. Lê Anh Tuấn của Trường Đại học Cần Thơ, thành viên VRN đưa ra tại hội thảo, sau khi vụ Thủy điện Sông Tranh 2.

“Cần xem xét lại công nghệ đầm lăn trong việc xây dựng thân đập thủy điện, tiêu chuẩn, thẩm định... Sự cố đập ít xảy ra so với các sự cố do thiên tai hay nhân tai gây ra nhưng xảy ra sự cố, đập nước sẽ gây nhiều nguy cơ phá hoại tài sản và hủy diệt nhân mạng. Sự cố vỡ đập do kết cấu đập, sự cố từ sườn núi, nền đáy bị khô, mặt đáy ướt, lỗ thủng gây ṛ rỉ, ngập nước, không ngập nước, vỡ trượt hoàn toàn, sự cố từ sai lệch cao độ. Như vỡ đập do biến dạng theo phương đứng, phương ngang như găy vỡ mái thượng lưu, găy mái hạ lưu, trượt đập. Trong đó vấn đề vỡ đập do nền móng chiếm đến 40%, đường tràn không đủ lớn 23%, thi công kém 12%, ổn định không đều 10%, áp lực nước qua lỗ cao 5%, chiến tranh phá hoại 3%, trượt mái đập 2%, nhược điểm vật liệu xây dựng 2%, sai lầm trong vận hành 2% và động đất 1%. Trong các sự cố vỡ đập nói trên hiện nay Thủy điện Sông Tranh 2 đang gặp phải!”, TS Lê Anh Tuấn phân tích.

TS. Lê Anh Tuấn khẳng định: “Đến nay hoàn toàn không một chuyên gia thủy lợi-thủy điện nào dám khẳng định là có “an toàn tuyệt đối” cho tất cả các đập thủy điện. Tất cả hiện tượng bất thường xảy ra ở tất cả bộ phận của hệ thống nhà máy thủy điện phải được đánh giá và giải quyết nghiêm túc. Cần thiết phải có kịch bản vỡ đập và diễn tập các phản ứng sự cố vỡ đập. Các đập thủy điện lớn phải có cống xả khẩn cấp”.

Thủy điện chỉ mới nghĩ đến lợi ích cục bộ ?

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định: “Khai thác tiềm năng thủy điện sẽ mang lại nguồn lợi lớn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh không được giải quyết thấu đáo trên cơ sở khoa học, để lại nhiều hậu quả xấu về môi trường sinh thái, tính nguyên vẹn của các ḍng sông. Thủy điện chưa làm tốt chức năng điều tiết lũ, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, c̣n gây ngập lụt cho vùng hạ du do thủy điện xả lũ, an toàn đập. Người dân tái định cư thiếu đất sản xuất, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao, phá rừng làm nhà, làm rẫy”.

Theo ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, làm thủy điện chỉ nghĩ đến lợi ích cục bộ, không nghĩ đến lợi ích của người dân
Ông Thanh nhấn mạnh: “Sự cố ṛ rỉ nước tại thân đập Thủy điện Sông Tranh 2 làm cho chính quyền và nhân dân hết sức lo lắng. Làm thủy điện ở đây người ta chỉ nghĩ đến lợi ích cục bộ, chứ không nghĩ đến lợi ích của người dân. Cái hại tương đối lớn, hậu quả hết sức nặng nề. Tôi nghĩ cần xem xét lại cơ chế điều hành trong công tác quản lư xây dựng và vận hành các công tŕnh thủy điện. Đa số thủy điện ở Quảng Nam đều sử dụng công nghệ bê tông đầm lăn mà nói như các nhà khoa học của VRN cho đến nay chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn nào đặt ra đối với thủy điện bê tông đầm lăn v́ vậy hết sức nguy hiểm. Chúng tôi sẽ không cho các thủy điện vận hành khi không an toàn”.

Chuyên gia thủy lợi, thủy điện, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Tập, bức xúc: “Phát triển thủy điện hiện nay kiểu “ăn xổi”, không quan tâm đến đời sống người dân, làm mất nhiều cái, trong đó có cái mất ḷng dân, biến người dân thành “lâm tặc” bất đắc dĩ, chỉ nghĩ đến lợi ích. Mất đất, mất rừng, chuyển đổi lưu vực ḍng sông vô nguyên tắc. Có đem lại hàng ngàn tỷ đồng nhưng không thể mua lại một mạng người được. Bộ Công thương kết luận vụ Thủy điện Sông Tranh 2 an toàn là vội vàng”.

Chủ tịch UBND huyện Đông Giang (Quảng Nam) Đỗ Tài đồng quan điểm: “Trên địa bàn huyện có 7 công tŕnh thủy điện, trong đó có Thủy điện A Vương. Đất và rừng do thủy điện chiếm khoảng 2.000 ha, gần 10.000 người dân bị tác động trực tiếp. Đă đến lúc Quốc Hội và Chính Phủ vào cuộc giúp cho người dân ổn định về tái định cư. Không c̣n đường lui về vấn đề này nữa rồi. Phải xem lại trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án làm ảnh hưởng vấn đề dân sinh của người dân”.

Kết luận hội thảo, VRN đưa ra thông điệp và kiến nghị cần quyết định xem xét lại một cách thận trọng, hạn chế sự phát triển thủy điện tràn lan-giảm thiểu những tác động tiêu cực cho môi trường, sinh thái của các ḍng sông, văn hóa các cộng đồng ven sông, sinh kế của người dân thế hệ hôm nay và mai sau;

Việc phát triển thủy điện cần phải bền vững v́ lợi ích của tất cả, cần có cơ chế chia sẻ lợi ích một cách công bằng giữa nhà đầu tư-cộng đồng trong suốt quá tŕnh vận hành công tŕnh (không để sự cố, thảm họa xẩy ra. khi thiết kế và thi công công tŕnh thủy điện cần phải xét đến yếu tố biến đổi khí hậu khi xác định cấp công tŕnh, tính toán kỹ thuật công tŕnh, duy tŕ và phục hồi rừng đầu nguồn); phải có kịch bản liên quan đến các sự cố vỡ đập và các phương án pḥng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại cho cộng đồng; cần công khai, minh bạch về an toàn đập và các vấn đề liên quan trên phương tiện thông tin đại chúng và chú trọng đến chính sách tái định cư cho người dân bị di dời.

Thùy Dương - Bửu Lân
tonycarter_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	cii jpg.jpg
Views:	12
Size:	39.8 KB
ID:	379260  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

VN News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:17.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09493 seconds with 12 queries