Nhà nước và thị trường - hai mặt của đồng xu - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Talking Nhà nước và thị trường - hai mặt của đồng xu
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng, ông Vương Đ́nh Huệ, trao đổi với TBKTSG về phân vai giữa Nhà nước và thị trường, hai yếu tố đang được thảo luận nhiều gần đây.

TBKTSG: Ông đă chủ tŕ và hoàn thành đề án tổng kết 30 năm đổi mới. Liệu đề án đă định nghĩa được thế nào là kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa - khái niệm đến nay vẫn c̣n treo đó?

- Ông Vương Đ́nh Huệ: Đây là vấn đề rất lớn, nhưng tôi muốn nói gọn thế này: chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa, trước hết nền kinh tế thị trường này phải tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường. Quan điểm này nhận được sự đồng thuận cao trong quá tŕnh tổng kết. Bên cạnh đó, rơ ràng kinh tế thế giới đang khủng hoảng, và người ta đang phải tái cơ cấu nền kinh tế, phải xem xét lại, thậm chí cơ cấu lại vai tṛ của Nhà nước và vai tṛ thị trường. Bản thân họ cũng không tuyệt đối hóa vai tṛ của thị trường, thị trường hoàn toàn tự do là không được.

Cho nên định hướng xă hội chủ nghĩa chính là chỗ mà vai tṛ của Nhà nước dưới sự lănh đạo của Đảng có chức năng bổ khuyết hay khắc phục những thất bại và những khuyết tật của thị trường nhằm đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, cụ thể như thế nào th́ c̣n cần thảo luận thêm.

TBKTSG: Nhưng, bộ máy nhà nước giờ đă lớn đến mức chiếm gần 70% tổng chi ngân sách nhà nước, thưa ông?
Nhà nước cũng là một chủ thể trên thị trường. Các doanh nghiệp khác c̣n làm ăn được mà DNNN không làm ăn được th́ vô lư, nhưng rơ ràng phải áp đặt kỷ luật thị trường với DNNN. Nếu làm ăn không được cũng đành phải chấp nhận ra đi.

- Một cơ cấu hợp lư th́ chi thường xuyên khoảng 50%, khoảng 25-30% cho đầu tư, c̣n 15-20% cho trả nợ. Nhưng hiện nay theo cân đối ngân sách đến năm 2014, chi cho bộ máy, cho con người lên tới 67-68% rồi, phần c̣n lại cho đầu tư, cho trả nợ rất ít. Vừa rồi nhiều cử tri tôi tiếp xúc cũng chất vấn điều này. Chẳng hạn, trong ngành giáo dục, tới 80% chi lương, chỉ c̣n 20% chi hoạt động. Do chúng ta tăng lương dần lên, mà tổng ngân sách không đổi, làm cho các khoản chi khác c̣n lại rất ít. Cơ cấu ngân sách hiện nay của chúng ta rất khó.

Muốn giảm bớt chi thường xuyên th́ quan trọng nhất là quản lư biên chế. Năm 2015, Chính phủ đă có yêu cầu không tăng biên chế. Bộ ngành nào giảm được biên chế chỉ được phép tuyển mới thêm 50% trong số đó, c̣n 50% là dành cho những bộ phận, những cơ quan cần bổ sung thêm. Trước mắt chúng ta quản lư chặt chẽ về biên chế. Đấy là một quá tŕnh không phải ngày một, ngày hai nhưng phải làm cương quyết.

TBKTSG: Kết luận 103 do Bộ Chính trị ban hành ngày 29-9-2014 yêu cầu thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường. Điều này sẽ được thực hiện như thế nào thưa ông?

- Chúng tôi rất vui khi kết luận của Bộ Chính trị có ghi câu này: “Rà soát chuyển đổi chính sách phí và lệ phí đối với một số dịch vụ công sang áp dụng chế độ giá dịch vụ và không lồng ghép các chính sách xă hội trong giá”. Đây là tư tưởng hết sức quan trọng.

Ví dụ, quy định về giá điện phải theo yêu cầu và quy luật của kinh tế thị trường; c̣n với những người nghèo thuộc diện chính sách th́ phải có khoản trợ cấp riêng cho họ.

Thực tế là chúng ta đă chuyển một số loại phí sang giá, chẳng hạn trước đây gọi là viện phí, th́ nay gọi là giá dịch vụ khám chữa bệnh. Đấy là cuộc cách mạng. Mà đă là giá th́ nguyên tắc phải tính đúng, tính đủ chi phí vật tư trong y tế, lương, và chi phí khấu hao... C̣n với người nghèo và đối tượng chính sách lại phải có chính sách riêng.

Hay với sự nghiệp công, th́ kết luận của Bộ Chính trị cũng nói là chuyển sang áp dụng chế độ hạch toán như doanh nghiệp nếu có điều kiện và có khả năng. Chẳng hạn, VTV là đài truyền h́nh quốc gia, về mặt hành chính là cơ quan thuộc Chính phủ nhưng tất cả cơ chế hạch toán là như doanh nghiệp. Theo cơ chế này, VTV đang hoạt động rất hiệu quả.

Trông giữ xe, hay hoa tiêu là phí hay giá? Nó là giá hết! Sắp tới chúng ta rà soát lại, chuyển được những thứ từ phí sang giá th́ tạo ra nguồn lực rất lớn cho đất nước.

TBKTSG: Nói về vai tṛ của Nhà nước ở Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Ông nh́n nhận như thế nào về khu vực này?

- Chúng ta cũng cần có cái nh́n công bằng hơn đối với DNNN. Gần đây, nhiều người đă nói về Viettel, về Vinatex... Họ là DNNN cả, mà vẫn làm ăn tốt, vẫn cạnh tranh, vẫn phát triển. Viettel đạt doanh thu gần 200.000 tỉ đồng năm nay, tức mỗi ngày kiếm 6.000 tỉ đồng “tiền tươi thóc thật”. Họ mở rộng thị trường đến bảy nước. Hay dệt may tự bươn chải, Nhà nước có hỗ trợ ǵ đâu. Vậy mà ngành này tạo việc làm cho gần 200.000 lao động, cạnh tranh ṣng phẳng với cả các doanh nghiệp khác, với cả Trung Quốc, chiếm giữ thị phần rất lớn ở Mỹ và EU.

Khi tôi làm việc với đại diện từ EuroCham, AmCham, Hiệp hội Doanh nghiệp Úc... họ không quan tâm nhiều đến việc là doanh nghiệp tư, hay doanh nghiệp công, họ chỉ yêu cầu luật pháp, chính sách không được phân biệt đối xử. Thực tế là họ không tranh luận nhiều về vấn đề này. Không phải cứ doanh nghiệp công là xấu, c̣n doanh nghiệp tư là tốt. Quan điểm của họ rơ ràng như thế.

Về quan hệ nhà nước và thị trường họ nh́n nhận cũng rất ṣng phẳng. Họ bảo Nhà nước và thị trường như hai mặt của một đồng xu, mỗi bên có chức năng riêng. Không phải nhiều thị trường hơn th́ ít nhà nước đi. Một nền kinh tế thị trường hoàn hảo chỉ phát triển được trong điều kiện nhà nước vững mạnh. Hai cái đấy không triệt tiêu nhau. Nhà nước càng hoàn thiện th́ thị trường càng hoàn hảo, đấy không phải quan hệ anh mạnh th́ tôi yếu.

V́ thế, Nhà nước cũng là một chủ thể trên thị trường. Các doanh nghiệp khác c̣n làm ăn được mà DNNN không làm ăn được th́ vô lư, nhưng rơ ràng phải áp đặt kỷ luật thị trường với DNNN. Nếu làm ăn không được cũng đành phải chấp nhận ra đi.

TBKTSG: Trong bối cảnh đó, ông nh́n nhận như thế nào về tiến tŕnh cải cách DNNN, nhất là khi Nhà nước vẫn chiếm tới khoảng hơn 80% số vốn ở các doanh nghiệp đă cổ phần hóa?

- Trong năm 2014, tiến tŕnh cổ phần hóa và thoái vốn được đẩy nhanh. Trước đây, chúng ta thoái vốn theo nguyên tắc thị trường, nhưng cài thêm câu “phải bảo toàn vốn nhà nước”. Trên thực tế là rất khó làm. Tại hội nghị giữa kỳ kiểm điểm đánh giá hai năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, theo kết luận của trung ương chúng ta cho phép áp dụng cơ chế thoái vốn theo nguyên tắc thị trường. Tức là đấu thầu, đấu giá công khai và theo giá thị trường, nhưng tăng cường giám sát, đảm bảo hiệu quả và minh bạch. Hiệu quả ở đây là hiệu quả kinh tế về mặt phương án so sánh, chứ không phải hiệu quả so với giá vốn trên sổ sách.

Tháo gỡ này đă giúp Chính phủ ban hành Nghị quyết 15, làm tốc độ cổ phần hóa, và thoái vốn nhanh hơn. Thoái vốn trong 10 tháng đầu năm, như Chính phủ báo cáo Quốc hội, khoảng bằng 3,5 lần so với năm trước.

Sau khi Bộ Chính trị có kết luận và Luật Quản lư, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh được thông qua, tôi hy vọng vào mấy việc. Thứ nhất là phải tách bạch những nhiệm vụ chính trị, kinh doanh và công ích ra. Thứ hai, là tách bạch vai tṛ quản lư nhà nước và vai tṛ chủ sở hữu. V́ thế, Luật Quản lư, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp không quy định bộ, ngành hay địa phương làm đại diện chủ sở hữu của DNNN.

Như vậy, tinh thần của Đảng là đặt khu vực DNNN cạnh tranh b́nh đẳng với các thành phần kinh tế khác chứ có phân biệt đối xử ǵ đâu. Về phần ḿnh, chúng tôi sẽ nghiên cứu để cùng các bộ, ngành, hoàn thiện mô h́nh cơ quan chuyên trách làm đại diện quyền chủ sở hữu ngay trong năm 2015.

TBKTSG: Cá nhân ông nh́n nhận như thế nào về khu vực doanh nghiệp tư nhân?

- Về vai tṛ của khu vực doanh nghiệp tư nhân, chúng ta đă bàn nhiều rồi. Trước đây chúng ta nói doanh nghiệp tư nhân là quan trọng; sau đó chúng ta coi đây là một động lực phát triển; gần đây lại đặt ra vấn đề đó là động lực phát triển quan trọng. Như vậy, chỉ khác nhau về mặt diễn đạt thôi; c̣n vai tṛ, vị trí của khối doanh nghiệp tư nhân chúng ta đă thấy là hết sức đúng đắn trong nền kinh tế rồi.

Bây giờ nh́n vào Luật Đầu tư sửa đổi, Luật Doanh nghiệp sửa đổi, các luật này có cách tiếp cận rất mạnh dạn, mang tư tưởng rất đột phá là cái ǵ pháp luật không cấm th́ người dân, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh. Cùng hai luật này, hàng loạt các luật khác như Luật Quản lư kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở... có liên quan tới thể chế kinh tế thị trường được thiết kế tích cực sẽ giúp tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, khuyến khích đầu tư của tư nhân. Tôi nghĩ sẽ có sức sống mới cho nền kinh tế.
vnn

Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Hanna's Avatar
Release: 01-01-2015
Reputation: 58282


Profile:
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	962d5_vuong_dinh_hue_copy_200.jpg
Views:	0
Size:	7.6 KB
ID:	720292  
Hanna_is_offline
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108 Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:31.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09416 seconds with 12 queries